CHUỐI TÂY
Chuối Tây
Cây chuối tây giống cho ưu điểm nổi bật là thời gian cho thu hoạch dài từ 10-12 năm, không sâu bệnh và thối gốc
Cây chuối tây nuôi cấy mô cho cây giống với khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao, chất lượng ổn định
Cây chuối tây nuôi cấy mô cho cây giống khỏe, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, chịu úng chịu hạn cao
Cây chuối tây nuôi cấy mô giống có chiều cao từ 15-25cm
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Chuối Tây
* Thời vụ trồng
Chuối Tây được trồng quanh năm, nhưng tốt nhất nên trồng khi đất đủ ẩm hoặc vào đầu mùa mưa, cây sinh trưởng tốt cho tỉ lệ sống cao hoặc xác định thời điểm trổ buồng, thu hoạch mà chọn thời gian trồng thích hợp với điều kiện chủ độn g được nước tưới.
* Mật Độ Khoảng cách: Mật độ 70 cây/1 sào Bắc Bộ hay 2.000 cây/1ha
* Làm đất, bón lót và trồng cây
- Làm đất: Tiến hành đào hố với kích thước 50x50x50 cm.
- Bón lót: Bón lót 5kg phân chuồng hoai + 0,3kg supe lân hoặc 0,3kg phân NPK cho mỗi hố, dùng cuốc trộn đều phân với đất, lấp cho gần đầy hố. Tiến hành bón phân trước khi trồng từ 15 - 30 ngày.
- Trồng cây: Khi thời tiết thuận lợi như trời dâm mát, đất đủ ẩm thì tiến hành trồng cây. Dùng dao sắc rạch bỏ túi bầu (tránh để vỡ bầu), đặt cây giống vào giữa hố, lấp đất đến qua cổ rễ và nén chặt.
Trồng xong cần tưới đẫm nước ngay để tránh mất nước và rễ tiếp xúc với đất được tốt.
* Kỹ thuật chăm sóc
Chuối là cây chịu nóng kém nên cần rất nhiều nước vì vậy phải thường xuyên tưới nước giữ ẩm, để cây phát triển bình thường. Ở giai đoạn cây con tưới 2 ngày/lần, cây trưởng thành 2 lần/tuần. Vào mùa mưa cần thoát nước cho vườn chuối để tránh ngập úng.
- Bón thúc:0,3 - 0,4kg ure và 0,4 - 0,5 Kali clorua/cây/vụ
Lần1: Sau khi trồng(SKT) 1,5 tháng bón 30% lượng đạm và 30% lượngKali
Lần 2: Khoảng 4,5 tháng SKT bón 40% lượng đạm và 40% lượng Kali
Lần 3: Khoảng 7,5 tháng SKT bón 30% lượng đạm và 30% lượng Kali
- Tỉa chồi và để chồi: tỉa chồi phải thường xuyên khoảng 1 tháng/lần, dùng dao cắt ngang thân sát mặt đất và hủy đỉnh sinh trưởng.
Nên tiến hành tỉa vào lúc trời nắng ráo, tránh để đọng nước xung quanh làm chồi con bị thối lây sang cây mẹ. Việc để chồi thực hiện sau khi trồng 5 tháng, chừa lại cây con mập, khỏe mọc cách xa cây mẹ trên 20cm, sao cho mỗi bụi có 3 cây cách nhau khoảng 4 tháng.
- Bẻ bắp và chống buồng: Sau khi xuất hiện 1-2 nải trung tính, tiến hành bẻ bắp vào buổi trưa để hạn chế sự mất nhựa. Nên dùng cây chống buồng tránh đỗ ngã.
Phòng trừ sâu, bệnh hại cây Chuối Tây
Cây chuối thường xuất hiện một số loại sâu hại như:
- Sùng đục củ: Cây chuối có biểu hiện mọc yếu, lá rụng nhiều. Thường xuyên vệ sinh vườn chuối, sử dụng Basudin rải trên cổ gốc chuối để trừ sùng.
- Bù lạch: thành trùng rất nhỏ, có màu nâu hay đen thường tập trung ở các lá bắc để chích hút các trái non, làm trái có những chấm màu nâu đen (ghẻ), làm mất vẻ đẹp, rất khó xuất khẩu.
* Phòng trị: phun thuốc Decis hoặc Sherpa 25 EC ở giai đoạn mới trổ và trái còn nhỏ.
Thu hoạch Chuối Tây
Thường độ chín của quả được xác định qua màu sắc vỏ, độ no đầy và góc cạnh của trái. Lúc thu buồng tránh làm cho trái bị trầy xước.
Thu hoạch: 14 - 16 tháng sau trồng
Năng Suất Chuối Tây
Một buồng cho 10-12 nải, khối lượng một buồng khoảng 25 - 30kg, một năm thu hoạch 40-45 tấn / ha
Hiệu quả kinh tế cây Chuối Tây
Đạt từ 20.000.000đ – 25.000.000đ/sào bắc bộ/năm