BƯỞI DA XANH RUỘT HỒNG (ghép)
Bưởi Da Xanh Ruột Hồng (ghép)
CÂY BƯỞI DA XANH
Cây Bưởi Da Xanh là một loại giống cây trồng tuy mới xuất hiện không lâu, nhưng đã thật sự trở thành một loại cây cho ra hoa quả đặc biệt mà ai cũng muốn thưởng thức, đồng thời đem lại tiềm năng phát triển kinh tế cho bà con. Để có những sản phẩm bưởi da xanh chất lượng cao đáp ứng được các yêu cầu của thị trường trong nước và phục vụ xuất kh ẩu, nhà nông cần chú ý tới xuất xứ và chất lượng giống.
1. Đặc điểm sinh thái:
Bưởi Da Xanh có nhu cầu về nước rất lớn, nhất là trong thời kỳ cây ra hoa và phát triển trái. Mặt khác, cây Bưởi cũng rất mẫn cảm với điều kiện ngập nước. Trong mùa mưa, nếu mực nư ớc ngầm trong đất cao và không thoát nước kịp, cây sẽ bị thối rễ, vàng lá và chết. Bưởi thích hợp với các loại đất màu mỡ có tầng canh tác dày từ 0.5 – 1 m, đất thịt pha, thoát nước tốt, thoáng khí, pH từ 5 – 7.
2.Đặc điểm hình thái:
Bưởi Da Xanh là loài cây to, cao trung bình khoảng 3 – 4 m ở tuổi trưởng thành, vỏ thân có màu vàng nhạt, ở những kẽ nứt của thân đôi khi có chảy nhựa. Cây thân gỗ, cành có gai dài, nhọn. Lá có gân hinh mạng,lá hình trứng, dài 11 – 12 cm, rộng 4.5 – 5.5 cm, hai đầu tù, cuống có dìa cánh to. Hoa thuộc loại hoa kép, đều, mọc thành chùm 6 – 10 bông. Quả hình cầu to, vỏ dầy, màu xanh đậm.
Bưởi da xanh là giống bưởi ngon nhất. Chủ yếu sử dụng ăn tươi. Trong ngành công nghiệp chế biến, bưởi là nguyên liệu quan trọng để sản xuất nước ép, trích hương làm rượu, bánh kẹo, nước rửa hay mỹ phẩm,…
3. Kỹ thuật trồng cây Bưởi Da Xanh và chăm sóc
* Thời vụ trồng
Bưởi Da xanh trồng được quanh năm nhưng nên trồng vào đầu mùa mưa để tiết kiệm công tưới, thời điểm thích hợp nhất vào vụ xuân (tháng 2 – 3 dương lịch).
* Phương thức và mật độ trồng
Đào hố:
+ Đất phù sa hố đào (60 cm x 60 cm x 60 cm) nếu nền đất thấp trũng khó thoát nước có thể đắp ụ hoăc lên luống cao.
+ Đất đồi hố đào 80 cm x 80 cm x 80 cm trồng theo kiểu lanh sấu (so le).
* Mật độ trồng:
Đất trồng:
Đất phải có tầng canh tác dầy ít nhất là 0.6 m, thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình. Đất tơi xốp, thông thoáng, thoát nước tốt, có hàm lượng hữu cơ cao.
- Tuỳ thuộc vào chất đất và khả năng thâm canh.
+ Đất trồng bằng (phù sa): 6 m x 7 m
+ Đất vườn, đồi núi (sỏi đá): 4 m x 6 m.
* Bón lót
Bón cho mỗi hố tuỳ thuộc vào độ phì nhiêu của đất. Phần đất mặt được trộn đều với phân và cho xuống đáy hố phần đất còn lại để trên mặt hố, gốc cao hơn mặt vườn từ 10 – 20 cm (việc đào hố, bón lót phải được tiến hành trước khi trồng từ 1 – 2 tháng).
* Kỹ thuật trồng
Khi xuống giống nên tỉa bớt lá. Cây giống khi trồng nên đặt thẳng đối với cây có nh ánh phân bố đều. Đặt nghiêng đối với cây chiết ít nhánh, giúp các đọt bên mọc lên để tạo tán.
- Cách trồng: rạch bỏ bầu nilông, đặt cây vào hố lấp đất ngập bầu khoảng 2 – 3 cm. Nèn chặt đất xung quanh bầu , tạo mặt lõm từ 3 – 5cm xung quanh gốc để tưới. Cắm cọc và buộc dây mềm để cố định cây, tưới nước và phủ cỏ khô hoặc rơm rạ để giữ ẩm cho cây.
Giống cây Bởi Da Xanh – các cây giống đang được ươm trồng tại vườn ươm của Nhà sản xuất trước khi được bà con nông dân mang ra trồng ngoài thực địa.
* Biện pháp chăm sóc
- Thường xuyên giữ ẩm cho cây. Tưới phân chuồng pha loãng 1/20 hoặc đạm u rê 1/100 mỗi tháng tưới 2 – 3 lần, phun phân bón qua lá cho cây như, komi x, 3 lá xanh,…
- Cây mới trồng, bón lót 10kg phân chuồng, 0.5 kg phân lân, 0.2 kg vôi. Lượng phân bón tuỳ thuộc vào tình trạng sinh trưởng của cây:
+ Cây 1 – 3 năm tuổi, bón 1 – 3 kg NPK, 0.5 – 1 kg super lân.
+ Cây 4 – 6 năm tuổi, bón 4 – 7 kg NPK, 0.5 – 1 kg super lân.
+ Cây 7 – 9 năm tuổi, bón 8 – 15 kg NPK, 0.5 – 1 kg super lân.
- Chăm sóc: Làm sạch cỏ, thăm vườn thường xuyên, tỉa bỏ các cành vượt, cành sâu bệnh. Tưới dặm nếu nắng gắt, thoát nước khi bị úng. Tỉa bớt hoa quả vào năm chúng ra quá nhiều, làm cho bưởi kiệt sức.
4. Phòng trừ sâu, bệnh hại cho cây Bưởi Da Xanh:
- Bệnh thối gốc, chảy mủ:
Gây chảy mủ trên gốc, thân, cành phần lớn do nấm Phythopthora spp. Đừng để úng nước, phun Aliette 2.5 %, Ridomil 2 %.
- Bệnh loét:
Triệu chứng gây hại là có vết lõm sâu, lan nhanh do sâu vẽ bùa. Phòng trừ bằng cách vệ sinh vườn, trừ sâu vẽ bùa, khi hoa đậu trái phun thành phần vôi 1 %, làm 3 lần, cách nhau 10 – 15 ngày.
- Sâu vẽ bùa (Phylloenis citrella):
Sâu non đục vào lá gây nên những đường ngoằn ngoèo, thường đi chung với bệnh loét gây nên. Phòng trừ bằng cách phun thuốc sớm ngay từ giai đoạn lá còn non.
- Bọ xít xanh hại quả (phynchocoris humeralis):
Bọ xít chích hút nước quả, làm quả chai sần và rụng. Nên phòng trừ, cấy các ổ kiến vàng vào thân cây, sử dụng Trebon và Applau – Mip.
- Sâu đục thân cành:
Phòng trừ bằng cách cắt bỏ các cành bị hại nặng trước lúc sâu.